Chính vì vậy làm thế nào để con có chiều cao vượt trội ngày càng được nhiều phụ huynh quan tâm, thúc đẩy, đặc biệt là ở tuổi 14 – giai đoạn cao trào trong tuổi dậy thì của các bé.
1. Tuổi 14 có thể cao thêm được bao nhiêu cm nữa?
Theo các nghiên cứu khoa học, nữ giới dậy thì ở khoảng 10 - 11 tuổi và kết thúc khoảng 15 - 16 tuổi, do đó tuổi 14 là giai đoạn gần cuối của dậy thì. Nam giới dậy thì muộn hơn ở khoảng 11 - 12 tuổi và ngừng khi 17, 18 tuổi, do đó 14 tuổi có thể là thời gian đỉnh điểm để tăng chiều cao. Do vậy, số cm cao thêm kể từ tuổi 14 có sự khác nhau giữa nam và nữ, bởi tốc độ tăng theo độ tuổi và giai đoạn dậy thì ở 2 giới khác nhau. Cụ thể, các bạn nữ 14 tuổi có thể tăng thêm 4 - 6cm, trong khi các bạn nam cùng tuổi có thể tăng 11 - 14cm đến khi trưởng thành.
Theo bảng thống kê chiều cao chuẩn hiện nay, nếu trẻ được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chăm chỉ vận động thể dục, thể thao, cũng như áp dụng thói quen sinh hoạt lành mạnh và khoa học thì nam 14 tuổi có mức cao trung bình là 163,8cm và nữ 14 tuổi sẽ có chiều cao đạt gần với mức chuẩn khi trưởng thành là khoảng 158,7cm.
2. Cách tăng chiều cao ở tuổi 14
Để tăng chiều cao cho trẻ nói chung và trẻ 14 tuổi nói riêng, khoa học đã chỉ ra khá nhiều cách khác nhau và để hiệu quả, phụ huynh nên thực hiện đồng thời cùng lúc các phương án như sau trong quá trình nuôi dạy con:
2.1. Ăn uống đủ chất
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định 32% khả năng tăng chiều cao của mỗi người. Ở độ tuổi 14, bạn nên đầu tư dinh dưỡng sao cho các bữa ăn hằng ngày đảm bảo đầy đủ và cân bằng chất. Trong đó, một số dưỡng chất cần thiết cho xương như protein, canxi, vitamin D, vitamin K, collagen type II, magie, phốt pho, kẽm, kali, sắt… Các loại thực phẩm tốt cho chiều cao có thể kể đến: Cá, hải sản, thịt gà, hạnh nhân, sữa chua, trứng, rau xanh (rau bina, cải xoăn, bông cải xanh), phô mai, bơ, các loại đậu và hạt…
2.2. Tập luyện thể thao, sử dụng các bài tập tăng chiều cao
Ngoài dinh dưỡng, vận động thể dục thể thao đều đặn là một trong những cách tăng chiều cao ở tuổi 14 cho nữ và nam hiệu quả, an toàn. Theo đó, mỗi ngày bố mẹ nên khuyến khích trẻ dành từ 30 – 45 phút cho việc luyện tập các bài tập giúp hỗ trợ tăng chiều cao như: nhảy cao, nhảy dây, hít xà đơn co đầu gối, đu xà, bơi lội, chơi bóng rổ, đạp xe…
Thói quen rèn luyện sức khỏe hằng ngày này sẽ có tác dụng tuyệt vời đối với xương. Việc hoạt động liên tục sẽ kích thích xương phát triển, tăng sản sinh các nội tiết tố tăng trưởng, duy trì sức khỏe xương khớp. Tùy vào sở thích và tình trạng cơ thể, bạn có thể lựa chọn hình thức tập phù hợp.
2.3. Ngủ đủ giấc
Đi ngủ trước 10 giờ đêm và ngủ ít nhất từ 8 – 10 tiếng, đây là giai đoạn các hormone tăng trưởng do tuyến yên sản xuất nhiều nhất để thúc đẩy chiều cao ở trẻ phát triển. Do đó, việc ngủ đủ giấc và ngủ sâu với trẻ tuổi 14 rất quan trọng và cần được nghiêm túc thực hiện. Khi ngủ, cơ thể tiến hành trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng, đào thải độc tố và tăng cường sản xuất nội tiết tố tăng trưởng nếu đạt sâu giấc.
Và để đảm bảo trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ và có giấc ngủ chất lượng, trước khi đi ngủ bố mẹ không nên cho trẻ uống nước ngọt hay các chất kích thích như café, trà vì có thể khiến trẻ trằn trọc, khó ngủ. Đồng thời, yêu cầu trẻ từ bỏ thói quen chơi game, lướt web, xem phim… trước khi đi ngủ, thay vào đó nên nghe một bản nhạc dịu nhẹ.
2.4. Phơi nắng
Một trong những nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên và tốt nhất cho cơ thể là ánh nắng mặt trời. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ hiệu quả canxi trong chế độ ăn hàng ngày, thúc đẩy sự phát triển của xương và cơ bắp. Ngoài phương pháp bổ sung vitamin D bằng thực phẩm, bạn nên khuyến khích trẻ phơi nắng 10 - 15 phút mỗi ngày trong khoảng thời gian trước 10h sáng và sau 3h chiều. Thông qua cơ chế bức xạ tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, cơ thể sẽ tổng hợp một lượng vitamin D (cụ thể là vitamin D3) đáng kể dưới da và là một trong những cách tăng chiều cao ở tuổi 14.
2.5. Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh
Độ tuổi dậy thì như tuổi 14 không chỉ có những thay đổi thể chất mạnh mẽ mà tâm sinh lý cũng bất ổn, dễ bị lôi kéo hoặc thu hút bởi những thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh. Hãy tránh xa rượu, bia, thuốc lá bởi đây là các tác nhân gây hại cho sức khỏe nói chung, ức chế xương và kìm hãm khả năng tăng trưởng chiều cao. Một số chế độ ăn uống cũng cần hạn chế như: Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có gas, chế độ ăn quá mặn hoặc quá ngọt… Thói quen này khiến xương bị suy yếu, các cơ quan gan thận hư hỏng dần.
2.6. Điều chỉnh tư thế đúng trong sinh hoạt hàng ngày
Tư thế đi, đứng, ngồi hay nằm cũng ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao do tác động đến sức khỏe xương. Bạn cần điều chỉnh tư thế mỗi ngày, đảm bảo đạt chuẩn để tránh ảnh hưởng xấu đến xương chậu và cột sống. Các tư thế đúng cần thực hiện thường xuyên:
- Đứng thẳng lưng, hai tay buông thoải mái dọc bên thân, không chọn chân nào làm trụ quá lâu, đầu và cổ thẳng.
- Đi thẳng lưng, hai tay vung đều, không bước chân quá rộng.
- Ngồi thẳng lưng, hai chân thả thoải mái sao cho hai bàn chân chạm đất, khoảng cách từ vị trí ngồi tới bàn vừa phải để tránh tình trạng với tay.
- Nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, tránh nằm sấp, sử dụng gối không quá cao.
2.7. Uống sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa và các chế phẩm từ sữa được xếp vào một nhóm thực phẩm riêng biệt vì nó cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt tốt với trẻ trong lứa tuổi phát triển chiều cao. Sữa bổ sung canxi và tăng cường vitamin D hiệu quả, theo đó, chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bố mẹ nên bổ sung 2 – 3 ly sữa tăng chiều cao cho trẻ 14 mỗi ngày, và nhớ bổ sung kẽm, vitamin D để giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
2.8. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao