Triển khai khảo sát dự án điện gió ngoài khơi 10 tỷ USD ở Bình Thuận

29/10/2020 19:08
Theo thông tin từ Đại sứ quán Đan Mạch, liên danh phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn công suất 3,5GW bao gồm tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP), Công ty Cổ phần Năng lượng Dầu khí châu Á và Công ty TNHH Novasia Energy, đã ký kết hai hợp đồng khảo sát địa điểm chính trị giá khoảng 5 triệu USD.

Theo thông tin từ Đại sứ quán Đan Mạch, liên danh phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn công suất 3,5GW bao gồm tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP), Công ty Cổ phần Năng lượng Dầu khí châu Á và Công ty TNHH Novasia Energy, đã ký kết hai hợp đồng khảo sát địa điểm chính trị giá khoảng 5 triệu USD.

Cụ thể, hai hợp đồng được ký kết là hợp đồng LiDAR Nổi và hợp đồng Đánh giá Tác động Môi trường và Xã hội (ESIA).

Hợp đồng LiDAR Nổi được trao cho AXYS Technologies, một công ty công nghệ hàng đầu thế giới với 46 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giải pháp dữ liệu gió và đại dương. AXYS sẽ hợp tác với các số nhà thầu phụ Việt Nam, bao gồm Petrosetco, Cảnh sát biển Việt Nam và Rynan Technologies để thực hiện hợp đồng.

Thông qua hợp đồng này, dự án La Gàn sẽ bắt đầu triển khai lắp đặt thiết bị đo sóng và gió công nghệ tiên tiến nhất ở ngoài khơi tỉnh Bình Thuận và sẽ trở thành một trong những dự án quy mô lớn đầu tiên đo điều kiện sóng và gió trong khu vực.

Hợp đồng Đánh giá Tác động Môi Trường và Xã hội (ESIA) được trao cho tập đoàn NIRAS, một tập đoàn có công ty mẹ tại Đan Mạch với nhiều kinh nghiệm đánh giá các tác động môi trường và xã hội cho các dự án điện gió ngoài khơi trên toàn cầu. NIRAS sẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà thầu phụ Việt Nam bao gồm Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 3 (PECC3), Viện Dầu khí Việt Nam - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển An toàn và Môi trường Dầu khí (VPI-CPSE), Công ty TNHH Dịch vụ Nghiên cứu & Du lịch Hoang dã (Bird Việt Nam) và Trung tâm Hỗ trợ Giá trị Bản địa và Môi trường Bền vững (CHIASE).

NIRAS và các nhà thầu phụ Việt Nam sẽ cùng thu thập dữ liệu, mô hình hóa kết quả và thiết kế các giải pháp để giảm thiếu tối đa bất kỳ tác động tiêu cực nào của dự án La Gàn lên môi trường và xã hội, đồng thời đảm bảo dự án được thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất.

Hồi đầu năm, dự án này đã đệ trình lên cơ quan chức năng đơn xin cấp giấy phép để tiến hành các hoạt động khảo sát trên bờ và ngoài khơi. Từ đó đến nay, dự án đã tiến hành các hoạt động gọi thầu dịch vụ từ các nhà cung cấp nước ngoài và Việt Nam. Việc ký kết hai hợp đồng quan trọng này cho thấy dự án đã sẵn sàng bắt đầu công việc ngay khi được chính phủ Việt Nam cấp giấy phép.

Kể từ khi ký Biên bản ghi nhớ với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận vào tháng 7/020, dự án điện gió ngoài khơi La Gàn đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động, bao gồm cả việc chuẩn bị cho công tác khảo sát thực địa, cũng như xin bổ sung vào Quy hoạch Phát triển Điện 8 và phê duyệt giấy phép khảo sát.

Với vốn đầu tư ước tính lên tới 10 tỷ USD và công suất 3,5 GW, đây là một trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam.

Dự án LNG lớn nhất Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác sử dụng thiết bị và dịch vụ trị giá 3 tỷ USD với các công ty Hoa KỳH.A

Xem thêm: Thông tin mới nhất, tin nóng nhất trong ngày

Theo cafef.vn

Triển khai khảo sát dự án điện gió ngoài khơi 10 tỷ USD ở Bình Thuận - Kiến Trúc