Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Tổng quát Anh đã xem xét dữ liệu chăm sóc ban đầu từ Vương quốc Anh đã so sánh một nhóm gồm 109.435 người từ 50 tuổi trở lên được chẩn đoán mắc chứng lo âu lần đầu trong giai đoạn 2008 - 2018 với một nhóm đối chứng gồm 987.691 người không mắc chứng lo âu.
Trong số những người tham gia nghiên cứu, 331 bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng lo âu đã mắc bệnh parkinson.
Ảnh minh họa
Sau khi điều chỉnh theo độ tuổi, các yếu tố lối sống, bệnh tâm thần và các yếu tố khác, những người mắc chứng lo âu vẫn có khả năng mắc bệnh parkinson cao gấp đôi so với những người không được chẩn đoán mắc chứng lo âu. Những người mắc bệnh cũng có nhiều khả năng là nam giới và ở trong các nhóm kinh tế xã hội cao hơn.
Các yếu tố khác có liên quan đến việc phát triển bệnh parkinson
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người bị trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, suy giảm nhận thức, huyết áp thấp, run, cứng cơ, mất thăng bằng hoặc táo bón có nhiều khả năng phát triển tình trạng này hơn. Những người bị chóng mặt, đau vai và các vấn đề về tiết niệu và rối loạn cương dương ít có khả năng phát triển bệnh parkinson hơn.
Ảnh minh họa
Theo Viện Quốc gia về rối loạn thần kinh và đột quỵ, bệnh parkinson là rối loạn thoái hóa thần kinh phổ biến thứ hai tại Hoa Kỳ và ảnh hưởng đến 1 triệu người Mỹ, mặc dù số lượng khác nhau và chẩn đoán sai là phổ biến.
Cơ quan này cho biết căn bệnh này thường được chẩn đoán ở những người từ 60 tuổi trở lên, nhưng có tới 10% số người được chẩn đoán trước 50 tuổi và các dấu hiệu ban đầu có thể không được chú ý.